Tại Áo thun 24h, các mẫu áo thun khi sản xuất luôn phải trải qua một quy trình khép kín. Để đưa đến khách hàng một sản phẩm ưng ý nhất, đằng sau đó là cả một quá trình với nhiều công đoạn tỉ mỉ, được đầu tư kỹ lưỡng.
Quy trình sản xuất áo thun đồng phục từ A – Z tại Áo thun 24h
Bắt nguồn từ mẫu áo thủy thủ ở châu Âu, áo thun đã dần nổi tiếng và trở thành kiểu áo phổ biến nhất hiện nay. Lý do mà áo thun được ưa chuộng đến vậy là bởi đặc tính đa dạng, thông dụng và có giá phải chăng.
Tại Áo thun 24h, các mẫu áo thun khi sản xuất luôn phải trải qua một quy trình khép kín. Để đưa đến khách hàng một sản phẩm ưng ý nhất, đằng sau đó là cả một quá trình với nhiều công đoạn tỉ mỉ, được đầu tư kỹ lưỡng.
Chọn vải
Yếu tố quyết định đến độ bền đẹp của một chiếc áo thun đồng phục đó là chất liệu vải. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại vải khác nhau, từ rẻ đến đắt và chất lượng cũng tương ứng với mức giá.
Một số các loại vải phổ biến hiện nay được nhiều khách hàng lựa chọn đó là vải cá sấu, vải cá mập, vải cotton, vải pha cotton,… Trong đó, loại vải cotton được đánh giá là bền và đẹp nhất.
Có nhiều loại vải khác nhau dùng để may áo thun
Thiết kế
Khi đã chọn được loại vải phù hợp, nhà sản xuất sẽ lên mẫu thiết kế áo thun đồng phục, áo lớp, áo nhóm bằng máy hoặc rập trực tiếp bằng tay để có hình ảnh áo mẫu cho khách hàng.
Trải vải
Công đoạn tiếp theo đó là trải vải để kiểm tra xem vải có lỗi gì hay không? Có đủ để may mẫu cho khách hàng hay không?
Quá trình trải vải may áo thun đồng phục
Cuộn vải sẽ được trải phẳng trên bàn cắt. Khi may theo size với số lượng lớn, nhà sản xuất thường chồng các lớp vải lên nhau để tiết kiệm tối đa thời gian cắt.
Cắt vải
Ở công đoạn này, người thợ sẽ vẽ các bộ phận áo lên vải sao cho tiết kiệm vải nhất có thể. Sau đó sử dụng máy cắt công nghiệp để cắt vải theo từng bộ phận.
Khi đã tiến hành cắt xong, nhà sản xuất sẽ tiến hành đánh size áo và loại bỏ phần vải thừa để chuyển sang công đoạn tiếp theo.
In/ thêu áo thun (nếu có yêu cầu)
Sau khi cắt các bộ phận của áo, nhà sản xuất sẽ tiến hành in hoặc thêu họa tiết lên áo nếu như khách hàng yêu cầu. Quá trình in và thêu diễn ra nhanh chóng nhờ sự trợ giúp từ máy công nghiệp và khuôn sẵn.
Sau khi hình in đã hoàn thiện, phần vải sẽ được cho vào ép để tăng độ bền của hình in.
Hệ thống máy móc in áo thun
Tiếp theo, các phần vải được chuyển qua bộ phận may để ráp các bộ phận với nhau.
Cắt chỉ thừa
Khi đã hoàn thiện thành một chiếc áo hoàn chỉnh, thành phẩm sẽ được chuyển đến bộ phận đóng khuy và cắt chỉ dư thừa.
Trong quá trình may, áo có thể bị nhàu nát, nhăn nheo. Lúc này người thợ có trách nhiệm là ủi áo cho phẳng phiu, đẹp đẽ.
Kiểm tra chất lượng
Bộ phận QC sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ thành phẩm xem đường kim có đẹp hay không? Đường chỉ có bị thừa, có lỗi gì hay không? Nếu có sai sót, hư hỏng sẽ ngay lập tức lập biên bản bổ sung để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Ủi xếp – Đóng gói
Nếu áo thun đồng phục đã đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, ở công đoạn tiếp theo, nhà sản xuất tiến hành đóng gói và dán nhãn để vận chuyển cho khách hàng.
Kiểm tra số lượng
Sau đó tiến hành kiểm tra lại số lượng hàng như yêu cầu, ghi lại size áo, màu áo để làm phiếu xuất kho.
Kiểm tra lại số lượng áo và ghi vào phiếu xuất kho
Giao hàng
Cuối cùng là giao cho đơn vị vận chuyển để giao hàng cho khách.